Các chuyên gia kỹ thuật chỉ quan tâm đến dao động giá cổ phiếu, trong khi mối qua tâm lớn nhất của chuyên gia phân tích cơ bản lại là giá trị thực của một cổ phiếu. Họ sẽ cố gắng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý đám đông, chỉ rõ sự khác biệt của giá hiện tại và giá trị thực của một loại cổ phiếu. Các chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp bản, hy vọng quá trình nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư. Chuyên gia phân tích sẽ sử dụng bốn yếu tố quyết định cơ bản để ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu, giúp nhà đầu tư tránh bị cuốn theo cơn sốt “đầu cơ”
Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư
Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng
Hầu hết nhà đầu tư đều không nhận thấy những tác động của mức tăng trưởng kép đối với quyết định tài chính. Và tác động của tăng trưởng kép với mức cổ tức trong tương lai sẽ khiến nhiều người kinh ngạc. Theo tính toán, mỗi doanh nghiệp tăng trưởng 15% tương đương cổ tức tăng gấp đôi mỗi 5 năm.
Bẫy mà nhà đầu tư thường gặp đó là tỷ lệ tăng cổ tức không thể kéo dài mãi, bởi đơn giản các tập đoàn/lĩnh vực kinh doanh sẽ có chu kì và vòng đời giống như “động vật sống”. Chúng ta hãy xem xét thử đối với những tập đoàn hàng đầu của Mỹ cách đây 100 năm như: Eastern Buggy Whip Company, Lobdell Car Wheel Company, La Crosse & Minnesota Steam Packet Company, Hazard Powder Company, Savannah & St. Paul Steamboat Line…, họ đã có sự phát triển rất rực rỡ. Thế nhưng, hiện tại những tổ chức này đều đã đi vào dĩ vãng. Ngay cả những công ty không có chu kỳ vòng đời tự nhiên vẫn tồn tại một sự thật đó là, càng ngày càng khó duy trì tốc độ tăng trưởng như trước.
Nếu việc định giá thị trường mang một chút ý nghĩa thì các dự đoán này có thể gây nguy hiểm vì giá của cổ phiếu phải phản ánh được sự khác biệt trong triển vọng tăng trưởng. Tương tự, khoảng thời gian tăng trưởng cũng rất quan trọng, nếu công ty được kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng 20% trong 10 năm, trong khi công ty khác chỉ kỳ vọng mức tăng trưởng 20% trong 5 năm. Trong điều kiện các yếu tố đều như nhau thì việc đầu tư vào công ty đầu tiên chắc chắn có giá cao hơn công ty thức hai. Tỷ lệ tăng trưởng thường chung chung và không đáng tin, và luận điểm này đã đưa chúng ta đến với quy tắc cơ bản đầu tiên của việc định giá chứng khoán, đó là:
Quy tắc 1: Nhà đầu tư và Nhà đầu tư ủy thác khôn ngoan sẽ sẵn lòng trả ở mức giá cao hơn đối với cổ phiếu nếu tỷ lệ tăng lợi nhuận và cổ tức lớn hơn.
Đi kèm với quy tắc này là hệ quả quan trọng: Một nhà đầu tư khôn ngoan sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho một cổ phiếu nếu tỷ lệ tăng trưởng phi thường được kỳ vọng trong dài hạn.
Tỷ lệ trả cổ tức được kỳ vọng
Trái với tỷ lệ tăng trưởng, mức cổ tức bạn nhận được mỗi lần thanh toán là một nhân tố quan trọng trong việc xác định giá của một loại cổ phiếu. Nếu các yếu tố khácđều như nhau, thì mức cổ tức được chi trả càng cao, giá trị của cổ phiếu càng lớn. Cái bẫy ở đây chính là cụm từ “các yếu tố khác đều như nhau”. Cổ phiếu có tỷ lệ thu nhập được chi trả bằng cổ tức cao có thể là khoản đầu tư không hiệu quả nếuloại cổ phiếu đó không hứa hẹn triển vọng tăng trưởng tốt.
Ngược lại, có nhiều công ty đang trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất thường chỉ trả rất ít hoặc không trả thu nhập bằng cổ tức. Nhiều công ty có xu hướng mua lại cổ phần của mình thay vì tăng cổ tức. Đối với hai công ty có tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng bằng nhau, bạn sẽ đầu tư có lãi hơn nếu chọn loại cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cao hơn.
Quy tắc 2: Nếu các yếu tố khác đều như nhau, một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ sẵn lòng trả mức giá cao hơn cho một loại cổ phiếu với điều kiện tỷ lệ thu nhập (của công ty) được chi trả bằng cổ tức dưới dạng tiền mặt lớn hơn.
Quyết định của Nhà Đầu Tư về mức độ rủi ro
Cho dù người môi giới lạc quan nói gì chăng nữa, rủi ro vẫn đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường chứng kho|n. Lúc nào cũng có rủi ro – và đó chính là yếu tố khiến hoạt động đầu tư trở nên thú vị. Nguy cơ rủi ro cũng ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu. Một số người cho rằng nguy cơ rủi ro chính là khía cạnh duy nhất cần được nghiên cứu của một loại cổ phiếu.
Loại cổ phiếu càng được tin tưởng, tức lâm nguy cơ rủi ro càng thấp, chất lượng cổ phiếu càng cao. Chẳng hạn, các loại cổ phiếu của công ty blue-chip xứng đáng với phần thưởng vì chất lượng. Phần lớn giới đầu tư đều chuộng cổ phiếu ít rủi ro hơn, vì vậy các loại cổ phiếu này có thể có chỉ số P/E cao hơn so với cổ phiếu nhiều rủi ro, chất lượng thấp.
Mặc dù mọi người thường đồng ý là nguy cơ rủi ro cao có thể được đền đáp bằng khoản đền bù lớn hơn trong tương lai, thế nhưng việc xác định mức độ rủi ro gần như là điều không thể. Tuy nhiên, điều này cũng không làm chuyên gia kinh tế nản chí. Cả giới đầu tư vấn chuyên gia kinh tế lý thuyết đều đặc biệt chú ý đến việc xác định mức độ rủi ro.
Theo một học thuyết nổi tiếng, giá cổ phiếu của một công ty (hay tổng tiền lãi hàng năm, kể cả cổ tức) dao động – tương ứng với thị trường chung – càng nhiều, nguy cơ rủi ro càng lớn. Chẳng hạn, loại cổ phiếu không dao động như Johnson & Johnson thậm chí có thể nhận được con dấu chấp thuận của tờ tạp chí phụ nữ Good Housekeeping, phù hợp với “Góa phụ và trẻ mồ côi”. Đó là bởi vì lợi nhuận của hãng này không bị sụt giảm nhiều nếu thị trường rơi vào tình trạng suy thoái, đồng thời cổ tức vẫn được đảm bảo. Vậy nên, khi thị trường giảm xuống 20%, J&J có lẽ chỉ giảm khoảng 10%.
Do đó, cổ phiếu này được xếp vào loại cổ phiếu có độ rủi ro thấp hơn mức trung bình. Trái lại, tập đoàn Cisco Systems, có kết quả hoạt động trong quá khứ bất ổn, và thường giảm từ 40% giá trị trở lên khi thị trường chỉ sụt giảm 20%. Cổ phiếu của tập đoàn này được gọi là “chim cắt” hay một “khoản đầu tư rủi ro của doanh nhân”. Nhà đầu tư sẽ chơi một canh bạc mạo hiểm khi sở hữu cổ phiếu của một công ty như vậy, nhất là khi họ có thể buộc phải bán tháo cổ phiếu nếu tình hình thị trường không thuận lợi.
Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh suôn sẻ và thị trường có xu hướng tăng được duy trì ổn định, người ta có thể kỳ vọng cổ phiếu của Cisco vượt xa J&J. Song nếu giống hầu hết các nhà đầu tư khác, bạn sẽ coi trọng khoản tiền lãi ổn định hơn là hy vọng đầu cơ để không phải thức trắng nhiều đêm lo nghĩ về danh mục đầu tư, đồng thời hạn chế nguy cơ thua lỗ khi vòng quay lao xuống. Nếu các yếu tố khác đều như nhau, bạn sẽ thích loại chứng khoản ổn định hơn. Điều này đưa đến quy tắc cơ bản thứ ba về định giá cổ phiếu:
Quy tắc 3: Nếu các yếu tố khác đều như nhau, một nhà đầu tư khôn ngoan (và không ưa rủi ro) sẽ sẵn lòng trả mức gi| cao hơn cho một loại cổ phiếu với điều kiện nguy cơ rủi ro thấp hơn.
Mức lãi suất thị trường
Thị trường cổ phiếu không phải là thế giới khép kín. Nhà đầu tư cần xem xét họ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ những nguồn khác.
Nếu mức lãi suất đủ cao, đó có thể là một giải pháp thay thế hợp lý cho thị trường chứng khoán. Hãy thử nghiên cứu giai đoạn đầu thập niên 1980 khi lợi nhuận từ trái phiếu chất lượng cao tăng vọt lên gần 15%. Trái phiếu dài hạn có chất lượng thấp hơn một chút thậm chí còn được chào bán với mức lãi suất cao hơn. Tiền lãi kỳ vọng từ giá cổ phiếu đã gặp khó khăn trong việc bắt kịp với tỷ lệ lãi suất của các trái phiếu đó; tiền vẫn được đổ vào trái phiếu trong khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Cuối cùng, giá cổ phiếu chạm đến mức thấp đủ để xuất hiện số lượng nhà đầu tư cần thiết có khả năng ngăn giá tiếp tục giảm.
Năm 1987, tỷ lệ lãi suất lại tăng đáng kể ngay trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ v{o ng{y 19/10. Nói cách khác, để thu hút nhà đầu tư sở hữu các loại trái phiếu có tỷ lệ sinh lời cao, cổ phiếu phải có mức giá chào đặc biệt (tức là mức giá chào phải hạ xuống).
Mặt khác, khi lãi suất quá thấp, trái phiếu có lãi suất cố định hầu như không thể cạnh tranh trên thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu luôn kh| cao. Chính điều này đã chứng minh quy tắc cơ bản thứ tư của phương pháp phân tích cơ bản.
Quy tắc 4: Nếu các yếu tố khác đều như nhau, quyết định của nhà đầu tư khôn ngoan sẽ sẵn lòng trả mức giá cao hơn cho một loại cổ phiếu với điều kiện tỷ lệ lãi suất thấp hơn.
Nguồn: SP Capital
Discussion about this post