Bên cạnh RSI thì cách sử dụng MFI cũng là chỉ báo kỹ thuật quan trọng, được NĐT sử dụng thường xuyên để xác định những điểm quá mua hoặc quá bán. Chỉ báo RSI sử dụng giá, còn MFI thì chỉ sử dụng thanh khoản để tính toán. Cụ thể cách sử dụng MFI trong phân tích kỹ thuật như thế nào thì bài viết dưới đây của spcapital.vn sẽ giải đáp cụ thể.
Cách sử dụng MFI trong phân tích kỹ thuật
MFI (Money Flow Index) là chỉ báo kỹ thuật được NĐT sử dụng để xác định điểm quá mua.quá bán của cổ phiếu hoặc chỉ số. Không giống như RSI, chỉ báo MFI kết hợp cả khối lượng giao dịch và giá để tính toán. MFI sẽ có giá trị chạy từ 0 đến 100, và hầu hết các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật đều sẵn có MFI nên NĐT không cần quan tâm đến cách tính toán thủ công.
Chỉ báo MFI có cách sử dụng khá đơn giản, và khi tăng lên trên 80 thì đây là dấu hiệu của quá mua, NĐT lúc này có vẻ đang bị hưng phấn quá mức đối với cổ phiếu này. Ngược lại, khi MFI dưới 20 là dấu hiệu của quá bán, tức là NĐT đang có phản ứng tiêu cực đối với cổ phiếu. Thời điểm MFI lớn hơn 80, nếu NĐT muốn mua cổ phiếu thì chưa vội giải ngân, hãy đợi nhịp điệu chỉnh giá giảm dần. Với những NĐT đang nắm giữ cổ phiếu thì nên cân nhắc bán khi MFI vượt ngưỡng 80 điểm. Trường hợp MFI nhỏ hơn 20, NĐT muốn mua thì cần đợi đến khi chỉ báo này tăng lên và cắt 20 điểm thì mới nên mua vào.
Ví dụ với CTD
Không phải thời điểm nào quá mua hoặc quá bán thì NĐT đều nên mua vào hoặc bán cổ phiếu ra. NĐT nên thận trọng quan sát, không nên giao dịch theo cảm tính.
MFI còn có phân kỳ tương đương với phân kỳ của giá, RSI cùng MACD; do vậy khi ứng dụng chỉ báo này để xác định thời điểm quá mua/quá bán thì NĐT cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để tăng tính xác thực cho quyết định giao dịch.
Nguồn: Sp Capital
Discussion about this post