Thị trường chứng khoán sôi động mang lại tiềm năng về lợi nhuận trong kinh doanh, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm chứng khoán kinh doanh là gì, cách hạch toán và thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên ngắn gọn và đầy đủ nhất, giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn.
Chứng khoán kinh doanh là gì?
Chứng khoán kinh doanh bao gồm những chứng khoán mà ngân hàng thương mại mua với mục đích hưởng phần chênh lệch về giá trong thời gian ngắn, và tài sản tài chính phái sinh được sở hữu không phải với mục đích phòng ngừa.
Chứng khoán kinh doanh gồm: Trái phiếu, cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, các chứng khoán và công cụ tài chính khác.
Cách kinh doanh này của ngân hàng thương mại
Ý nghĩa của chứng khoán kinh doanh là giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhanh chóng khi mua/bán chứng khoán, đồng thời không cần đầu tư quá nhiều thời gian và công sức.
Với mục đích hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại sẽ lập các biện pháp dự phòng để giảm giá chứng khoán kinh doanh.
Để có góc nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán thì hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam đã ra đời, giữ vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý cấp nhà nước và công chúng đầu tư. Hiệp hội tham gia tích cực, đóng góp ý kiến vào ban hành cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý cấp nhà nước, thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
Hạch toán chứng khoán kinh doanh
Chứng khoán kinh doanh được thực hiện hạch toán theo tài khoản số 121, cụ thể là:
-
Bên nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm mua vào.
-
Bên có: Giá trị ghi số chứng khoán kinh doanh tại thời điểm bán.
-
Số dư bên nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tính tại thời điểm báo cáo
Tài khoản 121 chứng khoán kinh doanh có ba tài khoản cấp 2:
-
Tài khoản 1211 cổ phiếu: Thể hiện tình hình giao dịch (mua/bán) cổ phiếu với mục đích sở hữu để bán sinh lời.
-
Tài khoản 1212 trái phiếu: Thể hiện tình hình giao dịch và thanh toán trái phiếu sở hữu với mục đích sinh lời.
-
Tài khoản 1218 chứng khoán và công cụ tài chính khác: Thể hiện tình hình giao dịch chứng khoán, công cụ tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật, với mục đích sinh lời. Bao gồm: Chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ phiếu, quyền chọn mua/bán, thương phiếu, hợp đồng tương lai…Tài khoản này phản ánh cả tình hình mua/giấy tờ khác như: Thương phiếu, hối phiếu.
Khi mới làm báo cáo kế toán, bạn thường không phân biệt được chứng khoán kinh doanh là nguồn vốn hay tài sản. Thực chất, chứng khoán kinh doanh là tài khoản 121 – chỉ các loại tài sản, do vậy có thể kết luận chứng khoán kinh doanh chính là một loại tài sản, có thể dùng mua bán/trao đổi, tạo lợi nhuận cho công ty.
Thực hiện chứng khoán kinh doanh như thế nào?
Nhờ thu được lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh nên nhiều người đã tìm hiểu khái niệm này và có xu hướng đầu tư theo. Để kinh doanh chứng khoán, bạn cần mở tài khoản và đăng ký tại cơ sở thẩm quyền. Khi có một lượng vốn đủ lớn, bạn bắt đầu mua chứng khoán kinh doanh tại thời điểm giá thấp và bán tại thời điểm giá cao để sinh lời.
Để thu được lợi nhuận, bạn cần nắm vững kiến thức về chứng khoán, có kinh nghiệm giao dịch và phân tích thị trường để đưa ra quyết định mua/bán chính xác nhất. Nếu chưa đủ tự tin tham gia đầu tư hoặc mong muốn nhận hỗ trợ từ tổ chức chứng khoán chuyên nghiệp thì Sapphire Capital là lựa chọn hợp lý nhất.
Sapphire Capital là công ty chứng khoán có lợi thế trong tư vấn tài chính và tiếp nhận ủy thác đầu tư chứng khoán. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, không những có khả năng đánh giá thị trường mà còn đưa ra những lời khuyên đầu tư hữu ích. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được những tư vấn hữu ích nhất.
Nguồn: SP Capital
Discussion about this post