Chứng khoán quyền là gì? Chứng khoán quyền (CW, gọi tắt là chứng quyền) là một loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp, cung cấp cho nhà đầu tư quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó trong tương lai tại mức giá đã được xác định trước. Vậy chứng khoán quyền là gì? những ưu và nhược điểm của nó ra sao, NĐT có thể tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Chứng khoán quyền là gì? Đặc điểm và phân loại
Chứng khoán quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính phát hành. Khi phát hành chứng quyền cho các nhà đầu tư, tổ chức phát hành sẽ có các biện pháp bảo đảm bằng việc mua lại chứng khoán cơ sở trên thị trường. Và chứng khoán quyền thường được các NĐT gọi tắt là chứng quyền.
Có 2 loại chứng khoán quyền có đảm bảo
- Chứng quyền mua: Kiếm lời dựa trên sự tăng giá của chứng khoán cơ sở.
- Chứng quyền bán: Kiếm lời dựa trên chiều giảm giá của chứng khoán cơ sở.
Sau khi phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một cổ phiếu bình thường trên sàn chứng khoán và được bảo đảm thanh khoản bởi tổ chức phát hành.
Khi sở hữu chứng khoán quyền, nhà đầu tư không được hưởng những quyền lợi như cổ đông giữ cổ phiếu
- Không có cổ tức.
- Không được tham dự đại hội cổ đông của tổ chức phát hành.
- Không có quyền bỏ phiếu.
Vậy có nên đầu tư vào chứng khoán quyền không? Những thông tin về ưu và nhược điểm của chứng khoán quyền dưới đây sẽ giúp bạn tự tìm ra câu trả lời.
Ưu điểm của chứng khoán quyền là gì?
Chứng khoán quyền có 5 ưu điểm nổi bật, đó là:
- Vốn đầu tư ít, khả năng sinh lời cao: Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ là có thể nhận được lợi nhuận tương đương khi đầu tư vào cổ phiếu.
- Giới hạn được mức lỗ ngay từ khi bắt đầu mua.
- Đòn bẩy cao: Là điều mà nhà phát hành cung cấp cho nhà đầu tư giúp sinh lợi nhanh chóng.
- Được đảm bảo tính thanh khoản bởi nhà phát hành.
- Không yêu cầu ký quỹ, vì không có áp lực call margin khi đầu tư chứng quyền.
Nhược điểm của chứng khoán quyền là gì?
Chứng khoán quyền là gì? Bên cạnh những ưu điểm đã liệt kê thì chứng khoán quyền cũng có những rủi ro, cụ thể là:
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: Vì đòn bẩy của chứng quyền cao hơn rất nhiều so với chứng khoán nên tỷ lệ rủi ro cao hơn.
- Rủi ro từ nhà phát hành: Nhà đầu tư cũng có thể không được thanh toán lợi nhuận khi chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn mà tổ chức phát hành không đủ khả năng thanh toán.
- Thời gian đầu tư chứng quyền ngắn: Chỉ từ 3 tháng đến 2 năm nên sau ngày đáo hạn các chứng quyền không còn giá trị. Lúc này các nhà đầu tư phải cân nhắc nên giữ hay bán lại cho bên phát hành.
Cách định giá chứng khoán quyền
Khi đầu tư chứng khoán quyền, mọi người cần nắm được cách định giá của nó để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Giá chứng quyền = giá nội tại + giá trị thời gian
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Là mức giá phản ánh chênh lệch giữa giá thực hiện và thị trường của cổ phiếu.
- Giá trị thời gian: Là khả năng chứng quyền còn tăng giá trị trong thời gian còn lại của chứng quyền, giảm giá trị theo thời gian còn lại của chứng quyền và giá trị sẽ bằng 0 vào ngày đáo hạn.
Các trạng thái của chứng quyền
Chứng khoán quyền là gì? Chứng khoán quyền có 3 trạng thái, đó là:
- Trạng thái lãi là khi giá bán > giá mua trước ngày đáo hạn và giá chứng khoán cơ sở > giá thực hiện trong ngày đáo hạn.
- Trạng thái hòa vốn là khi giá bán = giá mua trước ngày đáo hạn và giá chứng khoán cơ sở = giá thực hiện trong ngày đáo hạn.
- Trạng thái lỗ là khi giá bán < giá mua trước ngày đáo hạn và giá chứng khoán cơ sở < giá thực hiện trong ngày đáo hạn.
Cách tính lỗ/lãi khi nhà đầu tư giao dịch trước ngày đáo hạn
Cách tính lỗ/ lãi khi nhà đầu tư giao dịch trước ngày đáo hạn:
Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá chứng quyền là gì
Chứng khoán quyền là gì? Các yếu tố chi phối đến giá chứng quyền là:
- Giá tài sản cơ sở: Diễn biến ảnh hưởng giá chứng khoán cơ sở.
- Thời gian còn lại đến khi đáo hạn: Thời gian tính bằng ngày từ hiện tại đến lúc đáo hạn.
- Lãi suất phi rủi ro.
- Cổ tức: Mức chia cổ tức hàng năm của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở.
- Giá cổ phiếu hiện tại: Giá tăng hay giảm trên thị trường cơ sở sẽ ảnh hưởng đến mã chứng khoán quyền.
Chứng khoán quyền là gì? Để đầu tư chứng khoán quyền có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, NĐT nên ủy thác đầu tư cho các công ty có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường như Sapphire Capital. Với đội ngũ chuyên gia tài chính hàng đầu, chúng tôi sẽ tạo ra mức lợi nhuận tối đa, đồng thời hạn chế được tối đã rủi ro trong quá trình đầu tư.
Nguồn: SP Capital
Discussion about this post