Tháng 5 vừa qua đã ghị nhận sự sôi động trở lại của hoạt động phát hành trái phiếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi có sự trở lại tham gia phát hành trái phiếu của các công ty, tập đoàn trong nhóm ngành bất động sản.
Biến động thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 5-2022
Theo số liệu thống kê cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trong tháng 5 đạt mức 50.144 tỷ đồng tăng mạnh 200% so với tháng 4, riêng Tập đoàn Vingroup đã đóng góp 525 triệu USD (chiếm 60%) từ hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế.
Thời gian gần đây có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có xu hướng hoạt động tích cực hơn và nhóm ngân hàng chiếm 60% tổng giá trị trái phiếu đã phát hành trong nước. Điều này cho thấy các ngân hàng đang nỗ lực trong hoạt động tăng vốn nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) đây là một trong các chỉ tiêu để được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tín dụng và đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu Basel 2 và 3. Bên cạnh đó, nhóm các công ty, tập đoàn Bất động sản cũng đã có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại sau 1 tháng nằm im trên thị trường trái phiếu và chiếm 22% tổng giá trị phát trái phiếu trong nước lần này.
Hầu hết trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp trong tháng 5 này đều có mức kỳ hạn là 3 năm và không có sự phân hóa nhiều về kỳ hạn trái phiếu. Tại nhóm các doanh nghiệp kinh doanh điện thì kỳ hạn phát hành của trái phiếu lên tới 5,7 năm. Nhóm các doanh nghiệp tài chính có kỳ hạn trái phiếu đã phát hành ngắn nhất là ở mức 2 năm.
Ước tính trong năm 2022, giá trị trái phiếu phải đáo hạn của các doanh nghiệp có quy mô lên tới 230.000 tỷ đồng, hoạt động đáo hạn tập trung ở nhóm ngành bất động sản đạt giá trị 98.000 tỷ đồng, nhóm ngân hàng đạt giá trị 70.000 tỷ đồng, còn lại là ở nhóm ngành sản xuất…
Có thể thấy nhu cầu phát hành trái phiếu để đảm bảo khả năng vòng quay vốn của các doanh nghiệp ở mức cao, tuy nhiên hoạt động này cũng sẽ gặp phải nhiều thách thức về mặt chính sách và pháp lý trong sau khi Chính Phủ triển khai việc kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp được quy định trong dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định số 153/2020/NĐCP.
Tuy nhiên đối với riêng nhóm ngành bất động sản sẽ phải chịu nhiều áp lực nhất từ đợt đáo hạn này, khi kênh tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đang chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ và hệ thống các ngân hàng lớn trong nước. Có thể thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ hoạt động ở mức thấp trong vài tháng tiếp theo, vì các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều cần thêm thời gian để làm quen dần với sự thay đổi trong chính sách, và pháp lý.
Biến động trên thị trường ngoại hối
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã tăng nhẹ lên mức 23.195 (+1.62% YTD) tính đến cuối tháng 5 và tỷ giá này giao dịch tại chợ đen cũng có xu hướng tăng cao khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước – quốc tế vẫn tiếp tục duy trì nới rộng khoảng cách và lập đỉnh mới (tại ngày 31/05 chênh lệch ở mức 18.0 triệu đồng/lượng).
Diễn biến tăng lãi suất của Fed là nguyên nhân giúp đồng USD mạnh lên và điều đó là yếu tố chính có thể khiến cho tỷ giá USD/VND tăng. Tuy nhiên mức tăng của tỷ giá này cũng không quá lớn với nguồn cung ngoại tệ duy trì ổn định nhờ một vài yếu tố sau:
- Hoạt động giản ngân FDI ổn định, lũy kế 5 tháng đầu năm đạt ngưỡng 7,7 tỷ USD (+8% YoY)
- Dòng tiền kiều hối gửi về Việt Nam tích cực, riêng thành phố Hồ Chí Minh trong Quý 1/2022 đã đạt 1.8 tỷ USD, tăng 14% YoY
Đây là 2 yếu tố giúp bù đắp cho cán cân thương mại khi mà lũy kế của 5 tháng đầu năm thâm hụt nhẹ 0,43 tỷ USD.
Chỉ số DXY (đo lường sức mạnh đồng USD với rổ tiền tệ) đã tăng thêm 6,4% từ đầu năm lên 101.752 điểm vào cuối tháng 5 và có diễn biến tiếp tục neo cao. Các yếu tố chính tác động đến sự tăng giá của đồng USD là: Lạm phát của Mỹ đạt mức đỉnh mới 8,6% và tình trạng thiếu hụt lao động đã khiến Fed thông báo nâng lãi suất thêm 0,75% trong ngày 15/6 để kìm hãm đà tăng của lạm phát; Rủi ro địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng là một nguyên nhân tác động.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản
Tại phiên họp sáng ngày 16/6, các đại biểu Quốc hội đã cùng nhau thống nhất thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. Điểm trọng tâm của lần sửa đổi này là việc quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ không được kinh doanh bất động sản.
Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi vừa được thông qua.
Tại phiên họp sáng nay đã có khoảng 95,2% các đại biểu Quốc hội cùng đồng thuận thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Theo đó, tại khoản 3 Điều 99 Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi), các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được đầu tư kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp mua cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán và chứng chỉ quỹ của Quỹ đại chúng.
Tuy không được trực tiếp kinh doanh bất động sản, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có thể được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để làm trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp hay công ty, đây sẽ là địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp; hoặc có thể cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết diện tích thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng. ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, hay đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản có thời hạn 3 năm. Chính phủ cũng sẽ đưa ra quy định chi tiết về hạn mức đầu tư mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ để bảo đảm thận trọng, tránh rủi ro.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Mục đích của việc “siết” hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm thống nhất với quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Luật Các tổ chức tín dụng. Đây là quy định mới so với luật hiện hành, khi doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư kinh doanh bất động sản với mức tối đa 10 hoặc 20% vốn nhàn rỗi từ nguồn tiền dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng quy định, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm khi có hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tách biệt việc đầu tư và không được dùng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp vào các khoản lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm” đã bị lược bỏ.
“Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm” trong 12 năm qua tồn tại chưa thực sự được sử dụng lần nào.
Toàn bộ số dư trong quỹ là khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được Bộ Tài chính quản lý để dùng chi cho mục đích bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Chính phủ sẽ đưa ra thêm các quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng số dư của quỹ này. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ từ nước ngoài sẽ được dừng trích nộp vào quỹ này từ 1/1/2023.
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2023, nhưng cũng có điều khoản chuyển tiếp cho các quy định đang hiện hành. Theo đó, các hợp đồng bảo hiểm đã ký trước khi luật sửa đổi có hiệu lực và còn hạn hợp đồng thì tiếp tục được duy trì và thực hiện, trừ trường hợp các bên tham gia trong hợp đồng có thoả thuận sửa đổi hoặc bổ sung điều khoản mới.
Chứng chỉ các đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày luật mới có hiệu lực sẽ được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2025. Bộ Tài chính sẽ có quy định chi tiết việc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Các loại chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn sẽ được sử dụng tiếp.
Nguồn: Sapphire Capital-VnExpress
Discussion about this post