Bước sang 6 tháng còn lại của năm 2022, các nhà đầu tư chứng khoán của Phố Wall đang liên tiếp phải đối mặt với những mối lo ngại từ nền kinh tế tác động đến thị trường. Trước nguy cơ lạm phát đang gia tăng mức kỷ lục tại nền kinh tế hàng đầu thế giới này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tiếp đưa ra những chính sách thắt chặt tiền tệ để có thể kiềm chế lạm phát điều đó có thể sẽ gây ra một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.
1. Nỗi lo sợ của nhà đầu tư trên thị trường Mỹ
Nửa đầu năm 2022 đã trôi, thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã trải qua khoảng thời gian qua tồi tệ nhất kể từ thập niên những năm 1970. Yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán có tuổi đời lâu nhất thế giới này được cho là lạm phát.
Trong nửa còn lại của năm 2022, nhiều chuyên gia dự báo Fed sẽ tiếp tục nâng cao lãi suất nếu như tình hình lạm phát vẫn không có sự cải thiện. Hành động mạnh tay này của Fed có thể mang tới một cuộc suy thoái kinh tế mới trên toàn cầu và điều này mang đến tâm lí lo sợ cho các nhà đầu tư trên thị trường phố Wall.
Chỉ số giá tiêu dùng, sinh hoạt ở Mỹ đang gia tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ những năm đầu thập niên 1980. Điều tệ hơn nữa là những dự báo trước đó của Fed đều chưa chính xác dẫn đến việc chậm trễ trong việc kiểm soát lạm phát.
Hầu hết các chuyên gia trong giới phân tích đều cho rằng Fed sẽ phải nâng lãi suất cao hơn nữa trong một thời gian dài để kéo lạm phát về mức 2%, và bản thân các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng đã có ý ngầm thừa nhận điều này. Các chính sách tiền tệ của Fed đã đột ngột chuyển trạng thái từ siêu nới lỏng sang cực kỳ cứng rắn đang đe doạ không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới, mà còn có thể ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
2. Thị trướng tài chính Mỹ ghi nhận sự bất ổn
Trong nửa 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số S&P 500 của Mỹ đã ghi nhận giảm hơn 20%. Cùng với sự sụt giảm đó còn có giá của nhiều tài sản có độ rủi ro cao hơn như tiền ảo, cổ phiếu mới lên sàn, hay một số hàng hoá cơ bản cũng đang lao dốc hàng loạt.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn tới lạm phát, ngoài chính sách nới lỏng của Fed, đó là những nút thắt chuỗi cung ứng mà Fed vẫn nghĩ là sẽ dần được giải toả theo thời gian. Khi đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát tại các nước, nhu cầu hàng hóa đã vượt quá khả năng cung ứng của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp vận chuyển. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine cũng khiến tình hình càng thêm phần tồi tệ vì đã đẩy giá năng lượng và thực phẩm ngày một tăng cao.
Do sự phản ứng chậm chạp ban đầu của Fed với lạm phát, nên giờ đây tổ chức này đã phải chạy theo lạm phát qua 3 đợt nâng lãi suất liên tiếp, với tổng mức tăng là 1,5 điểm phần trăm, từ thời điểm tháng 3 đến nay. Nhiều chuyên gia phân tích tin rang Fed sẽ có mạnh tay hơn nữa, cho dù việc nâng lãi suất mạnh tay sẽ có thể đẩy kinh tế nền Mỹ và thế giới rơi vào suy thoái.
Thị trường tin vào khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp định kỳ vào tháng 7, bằng với mức tăng trong tháng 6. Tín hiệu hồi phục của thị trường được cho là sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ trong thời gian tới.
3. Một số dữ liệu dự báo nền kinh tế Mỹ đang dần suy thoái
Dữ liệu việc làm tháng 6 của Fed được dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu trong tuần này, là một cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng nền kinh tế Mỹ liệu có rơi vào suy thoái.
Giới chuyên gia dự báo khu vực kinh tế phi nông nghiệp của Mỹ sẽ có thêm khoảng 250.000 công việc trong tháng 6 và tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức 3,6%. Số việc làm mới như vậy có thể giảm nhiều so với con số 390.000 công việc mới trong tháng 5, nhưng vẫn được xem là mức khả quan.
Nhưng ở một khía cạnh khác, nếu số liệu việc làm có dấu hiệu khả quan thì thị trường chứng khoán Mỹ có thể xảy ra phản ứng tiêu cực hơn, vì điều đó đồng nghĩa với việc Fed sẽ có thêm động lực để chống lạm phát mạnh tay hơn bằng cách nâng lãi suất lên cao hơn.
“Nếu số liệu việc làm tốt hơn và các quan chức Fed tiếp tục tỏ ra cứng rắn, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục gây thêm áp lực lên thị trường. Dữ liệu việc làm là một chỉ báo rất quan trọng về việc nâng lãi suất cao hơn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao. Nên số liệu việc làm vẫn được duy trì ổn, thì Fed sẽ có thêm dư địa để nâng lãi suất lên cao hơn”, chiến lược gia trưởng Sam Stovall của CFRA đã nhận định.
Tuần vừa rồi, giới chuyên gia cũng đã trở nên lo ngại hơn về khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ, sau khi các số liệu mới cho thấy có sự giảm tốc và ông Powell tiếp tục có những phát biểu cứng rắn về chính sách tiền tệ. Ông nói rằng Fed sẽ sẵn sàng làm tất cả những gì cần làm với lãi suất để kiểm soát chặt lạm phát, dẫn tới mối lo rằng Fed sẵn sàng chấp nhận một cuộc suy thoái để đổi lại việc lạm phát được kéo xuống.
Các chuyên gia có quan điểm thiếu đồng nhất về việc liệu kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái và nếu có thì là khi nào. Tuy nhiên, thị trường đang ngày càng phản ánh rõ vào giá tài sản mang khả năng suy thoái.
Công cụ GDP Now của Fed chi nhánh tại Atlanta cho thấy nền kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái, với dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm 2,1% trong quý 2. Trước đó, GDP Mỹ cũng đã ghi nhận giảm 1,6% trong quý 1. Hai quý suy giảm liên tiếp được coi là nền kinh tế đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn nhận định rằng kinh tế Mỹ chưa rơi vào suy thoái.
Nguồn: Sapphire Capital – VnEconomy
Discussion about this post