Đầu tư chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam hiện nay song vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Hi vọng qua bài viết này, nhiều NĐT sẽ có cái nhìn mới về thị trường chứng khoán so với các lĩnh vực đầu tư khác như bất động sản, vàng,…
Có nên đầu tư cổ phiếu hay đầu tư chứng khoán không?
Chứng khoản đã và đang là một kênh đầu tư tốt, hơn nữa còn giúp nhiều nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao. Vậy nên thay vì hỏi “Có nên đầu tư chứng khoán không“, bạn hãy đổi sang câu hỏi “Tại tôi nên đầu tư vào thị trường chứng khoán”.
Đầu tiên đầu tư chứng khoán đang được chỉnh phủ khuyến khích tham gia vì những lí do sau:
-
Đây là kênh huy động vốn cho nền kinh tế, không những vậy còn thu hút được dòng vốn ngoại vào thị trường trong nước.
-
TTCK giải tỏa sự tập trung quyền lợi kinh tế vào các tập đoàn, tránh “độc quyền” và tạo môi trường cạnh tranh công bằng hơn. Chính vì vậy, khi đầu tư chứng khoán, NĐT sẽ giúp gia tăng hiệu quả cho nền kinh tế.
-
Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các DNNN (tách bạch giữa sở hữu và quản lý DN). Ví dụ thoái vốn SAB (Sabeco) thu về cho bộ tài chính trên 100 nghìn tỷ đồng, thoái vốn ở BSR, POW thu về cho nhà nước lần lượt là hơn 5500 tỷ đồng và 7000 tỷ đồng…
-
Tăng tính cạnh tranh trên TTCK Quốc tế.
-
TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính “nhàn rỗi” tồn đọng rất nhiều ở người dân.
-
Tái cấu trúc nền kinh tế.
Thứ hai là những ưu điểm vượt trội của kênh đầu tư chứng khoán (ĐTCK):
-
Số vốn đầu tư không hạn chế, bao nhiêu cũng đầu tư được.
-
Thanh khoản cao (mua vào và bán ra bất cứ lúc nào).
-
Lợi suất đầu tư cao trong thời gian ngắn (Biên độ mỗi phiên 7-15%, chọn đúng mã thì 1 phiên cũng hơn cả năm gửi tiết kiệm).
-
Tỷ suất sinh lời cao đi kèm với rủi ro được kiểm soát.
-
Tận dụng được lãi suất kép thì sẽ nhân vốn nhanh.
-
Được Chính phủ khuyến khích tham gia.
-
Nắm bắt được nhiều tin tức vĩ mô, vi mô, cũng như về ngành và DN.
-
Sở hữu một phần DN bao gồm tài sản và lợi nhuận của Công ty; tương đương phần vốn góp, con người, nhân sự…giúp NĐT có sự tự do về tài chính và luôn ở thế chủ động. DN nào suy thoái thì cơ cấu sang DN tăng trưởng => Chủ động trong quá trình đầu tư và luôn tự do về tài chính.
-
Đầu tư vào triển vọng DN, thông tin ngày càng minh bạch, không quá khó khăn trong việc phân tích cũng như tìm hiểu DN.
-
Đây cũng là kênh đầu tư của tương lai (xu hướng của các nước phát triển, hơn 50% dân số biết ĐTCK).
-
Khi ĐTCK, NĐT vận động trí não để chủ động tìm hiểu tới nhiều thông tin vĩ mô và vi mô.
Cuối cùng, khi so sánh đầu tư chứng khoán với các kênh đầu tư khác hiện nay
Các kênh đầu tư khác gồm: Bất động sản, gửi tiết kiệm, vàng, ngoại tệ. Spcapital.vn sẽ so sánh từng khoản mục trong phần dưới đây.
Bất động sản
Ưu điểm: NĐT cảm giác là an toàn khi đầu tư vào kênh này vì đó là 1 mảnh đất, căn hộ và có thể nhìn thấy. Và tâm lý chung là chỉ có người tăng thêm còn quỹ đất vẫn thế.
Nhược điểm:
-
Số tiền đầu tư phải lớn.
-
Thời gian đầu tư lâu dài.
-
Thanh khoản (tính dễ mua – dễ bán với chi phí nhỏ nhất) thấp, có khi phải mất hàng tháng, hàng năm mới bán được.
Gửi tiết kiệm
Đây có lẽ là kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm:
-
Khi có tiền không biết làm gì thì tâm lý đầu tiên vẫn là gửi tiết kiệm cho an toàn.
-
Thủ tục nhanh chóng tiện lợi (có hàng chục Ngân hàng hiện nay).
-
Số tiền gửi tiết kiệm cũng không hạn chế.
-
Lãi suất cố định, an toàn; 7-8%/năm, coi như nơi cất trữ tiền (so với lạm phát, trượt giá thì lợi suất không cao).
Nhược điểm: Tới thời gian đáo hạn mới được rút để hưởng lãi. Lợi nhuận thấp.
Vàng
-
Dễ mua bán nhưng phí chênh lệch cao, phải chờ trong thời gian dài, chỉ có lợi thế khi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kinh tế, đồng tiền mất giá.
-
Vàng điện tử thì bị cấm tại Việt Nam.
-
Chính phủ đặc biệt không khuyến khích tích trữ vàng trong dân, bằng cách đưa vàng trong dân ra để đầu tư và phát triển kinh tế.
Ngoại tệ
-
Tỷ suất lợi nhuận không cao, có khi còn thấp hơn gửi tiết kiệm ngân hàng
-
Giống như vàng, chỉ hữu hiệu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tiền Đồng mất giá.
Các hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán
Có hai hình thức kiếm tiền trên thị trường chứng khoán đó là: Đầu tư hưởng chênh lệch giá và đầu tư hưởng cổ tức.
Đầu tư hưởng chênh lệch giá
Hầu hết các NĐT trên TTCK hiện nay là đầu tư để hưởng chênh lệch giá, lãi vốn (các quỹ đầu tư cũng vậy). Giá cổ phiếu phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, có sự thay đổi hàng ngày trong biên độ cho phép của sở giao dịch theo diễn biến của thị trường cũng như nội tại của DN. Vì vậy, đầu tư hưởng lãi vốn là hình thức “đi buôn” cổ phiếu, cứ mua thấp – bán cao là có lời và ngược lại, người ta hay nói là buôn ngược.
Ví dụ:
NĐT mua mã cổ phiếu FPT giá 50.000đ và bán 55.000đ, nguồn thu chênh lệch là 10%.
Đầu tư để hưởng cổ tức
Cổ tức là cách DN “phân phối” lại lợi nhuận cho cổ đông. Có 3 hình thức trả cổ tức: Tiền mặt, cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Mỗi một cổ phiếu có “lịch sử” và mức trả cổ tức khác nhau. Ví dụ như VNM, REE, GAS, HCM…trả cổ tức đều đặn. Bên cạnh đó cũng có những DN chẳng bao giờ trả cổ tức (hoặc hiếm khi), kể cả DN làm ăn tốt như MSN, KBC…Lưu ý, cổ tức 20%/năm không phải là đầu tư 100 triệu lãi được 20 triệu cổ tức mà phần cổ tức này tính trên mệnh giá 10.000đ, nếu bằng tiền mặt là 2000đ/cổ phiếu.
Ví dụ:
PLX giá đang 60.000đ/cổ phiếu. Trả cổ tức 30%/năm bằng tiền mặt (3.000đ/cổ phiếu). Như vậy vào ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) giá sẽ là 57.000đ.
Nhìn chung, đầu tư hưởng cổ tức chỉ phù hợp với NĐT dài hạn từ 5 – 10 năm, thậm chí nhiều hơn bằng cách chọn cổ phiếu tốt để nắm giữ hàng năm để hưởng cổ tức. Đặc biệt ở các mã có lịch sử trả cổ tức đều đặn như FPT, VNM, HPG, GAS…
Nguồn: Sp Capital
Discussion about this post