Cổ tức là một yếu tố không thể thiếu trong việc xem xét lựa chọn cổ phiếu đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn. Bài viết này spcapital.vn sẽ giới thiệu về khái niệm cổ tức, các hình thức trả cổ tức, và đánh giá ưu nhược điểm các hình thức đó. Hy vọng NĐT chú ý theo dõi và nắm rõ để đầu tư hiệu quả hơn!
Cổ tức là gì?
Cổ tức (Dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông. NĐT có thể hiểu rằng DN sử dụng cổ tức để phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động được vốn đầu tư từ cổ đông.
Điều kiện để được nhận cổ tức
Để nhận được chi trả cổ tức: Nhà đầu tư phải mua và nắm giữ cổ phiếu của công ty đến phiên làm việc liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ).
-
Nếu cổ phiếu mà nhà đầu tư sở hữu đã được niêm yết trên sàn thì cổ tức sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của NĐT.
-
Nếu cổ phiếu mà NĐT sở hữu là doanh nghiệp chưa được niêm yết (OTC): Để nhận cổ tức NĐT phải liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp.
Hình thức chi trả cổ tức
Có 3 hình thức trả cổ tức thường thấy:
-
Trả cổ tức tiền mặt (Cash dividend).
-
Mua lại cổ phiếu (Stock buyback).
-
Trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock dividend).
Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của mỗi hình thức cổ tức
Cổ tức tiền mặt
Cổ tức tiền mặt là cách công ty trả cổ tức tiền mặt trực tiếp cho cổ đông. Ví dụ: Mã GAS ngày 15/3/2019 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức đợt 2 năm 2018 (2000đ/cp) = 20% tiền mặt. Song giá cổ phiếu cũng sẽ điều chỉnh tương ứng. Ví dụ nếu giá cổ phiếu GAS đóng cửa phiên ngày 14/3/2019 là 90k thì đến ngày 15/3/2019 ngày GDKHQ thì giá tham chiếu (GTC) sẽ bị điều chỉnh còn 88k, giảm đi 2k/cp đã trả cổ tức cho NĐT.
Ưu điểm:
- Cổ đông ưa thích tiền mặt, tiền tươi thóc thật
- Công ty chứng minh được mình có một nền tảng tài chính vững mạnh, dùng tiền rõ ràng. Cổ phiếu mà trả bằng cổ tức tiền mặt đều theo từng năm sẽ có sức hấp dẫn NDT cao hơn. Ví dụ FPT (công ty FPT), VNM (Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk) , GAS (Tổng công ty khí Việt Nam), REE (Cơ điện lạnh), HCM (công ty chứng khoán HSC)…
Nhược điểm:
- NDT chịu thuế 2 lần: Lần 1 là công ty chịu thuế 20%-22% và lần 2 là thuế suất đánh vào cổ tức cho thu nhập cá nhân của NDT (5% số tiền trả cổ tức)
- Công ty đã vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, khó bứt phá mạnh
- Làm giảm vốn lưu động hoặc dự phòng cho các khoản tái đầu tư trong tương lai, MSN (tập đoàn Masan), KBC (bất động sản Kinh Bắc) là các doanh nghiệp tốt nhưng ít trả cổ tức
Cổ tức – Mua lại cổ phiếu
Mua lại cổ phiếu là hình thức công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt thì sẽ trả cổ tức cho NĐT bằng cách mua lại cổ phiếu trên thị trường. Mục đích của hình thức này là tối ưu hóa giá trị dài hạn cho cổ đông. Ví dụ: Ngày 18/1/2019 MBB(Ngân hàng Quân đội) đăng ký mua 108M cổ phần làm cổ phiếu quỹ.
Ưu điểm:
-
Hình thức mua lại cổ phiếu thường diễn ra lúc thị trường suy yếu nhằm kích cầu. Ví dụ: giá MBB sau hơn 1 tháng mua cổ phiếu quỹ, đến ngày 27/2/2029 cũng tăng 14,2% (từ 19,7k lên 22,5k)
-
Việc mua lại cổ phiếu thường được tiến hành cao hơn thị giá, giúp NĐT có lợi hơn khi bán lại cổ phiếu để nhận ưu đãi từ Công ty.
-
Đây cũng là cách hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Việc mua lại CP ở giá cao hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ phía công ty, ám chỉ cho thị trường là giá CP đang bị giao dịch ở mức thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi
Ví dụ: MBB (Ngân hàng Quân đội), P/E của MBB tính đến ngày 18/1 là 19,7/2,56 = 6,8 lần thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngày ở mức 11 lần, trong khi ROE của MBB lại thuộc TOP đầu của các ngân hàng trong nước. Với mức tăng trưởng rất nhanh cả về quy mô sản xuất và chất lượng hoạt động có thể hiểu mức giá của MBB được Ban lãnh đạo Ngân hàng đánh giá chưa phản ánh đầy đủ giá trị nội tại của tập đoàn đang vào giai đoạn bứt tốc. Đây là nguyên nhân mà HDQT MBB đã quyết định mua 108tr CP để tối ưu hóa giá trị dài hạn cho Cổ đông. Đây là cách mà công ty có hợp đồng kinh doanh tốt, có tiềm lực tài chính tốt thực hiện để giúp phân phối lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích cho cổ đông
-
Số lượng cổ phiếu mua lại cũng làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding Shares) làm EPS tăng lên.
Nhược điểm:
-
Chịu thuế đầu tư vốn (Phí bán 0.1%) khi bán lại cổ phiếu cho DN. Còn NĐT chịu đóng thuế 20% số lãi/năm thì còn cao hơn nữa (Thuế suất đánh vào các khoản lợi nhuận chênh lệch đầu tư vốn hiện nay ở VN là 20%).
-
Gần như 100% NĐT chọn trả thuế, 0.1% cộng vào phí bán.
-
Giá CP chỉ tăng trong ngắn hạn, có thể ban lãnh đạo qua mắt chiêu trò công bố thông tin để chuộc lợi. Việc đăng ký mua vào rồi không mua do giá cổ phiếu thị trường hiện tại không như kỳ vọng diễn ra rất nhiều
Cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu(CP) là cách công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt hoặc mua lại cổ phiếu thì sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho Cổ đông. Ví dụ: Ngày 18/06/2018 là ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) trả cổ tức 2017 = CP, tỷ lệ: 30.2%, thưởng CP tỷ lệ 31.6%
Công ty trả cổ tức bằng CP từ các nguồn sau:
-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Retained Earnings).
-
Các quỹ dự phòng doanh nghiệp: Quỹ phúc lợi, Quỹ đầu tư và phát triển.
-
Thặng dư vốn cổ phiếu (Shave Premium).
-
Lưu ý: Không làm thay đổi vốn chủ & tỷ lệ nắm giữ, chỉ làm thay đổi Vốn điều lệ
Ưu điểm:
-
Tránh được thuế đánh vào Cổ tức tiền mặt.
-
Thị trường uptrend thì cổ phiếu đi lên => NĐT sẽ có lợi hơn
-
Công ty có thể giữ lại tiền mặt, không chia cho NĐT, để khắc phục khó khăn, hoặc mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông.
Nhược điểm:
-
Về bản chất, cổ tức bằng CP (hoặc thưởng CP) chính là nghiệp vụ chia tách CP và nó không hề phát sinh bất cứ dòng tiền mới nào giúp DN gia tăng nội lực của mình. Giả sử 1 DN công bố chia cổ tức bằng CP tỷ lệ 10%. Khi giá trên sàn đang 20.000đ, như vậy mỗi CP có giá 20.000đ sẽ tách thành 1.1 CP với giá thị trường thấp hơn là 18.200đ/CP do bị pha loãng.
-
Hiểu một cách nôm na, NĐT có 100 cái bánh lớn thì anh ta sẽ nhận được 110 cái bánh nhỏ hơn. Do vậy khi chia cổ tức bằng CP thì lượng vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, thay vào đó chỉ có các khoản mục nhỏ vốn chủ sở hữu là thay đổi: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn CP, các quỹ sẽ giảm đi để bù đắp phần vốn điều lệ tăng lên tương ứng. Hay nói cách khác, khi chia cổ tức bằng CP, công ty không hề tạo ra giá trị vật chất gì cho Cổ đông, mà thực chất chỉ là tăng giảm đối ứng về sổ sách giữa các khoản mục.
-
Thực tế chia cổ tức bằng CP không giúp tài sản của NĐT tăng lên, NĐT chỉ có nhiều CP ở mức giá rẻ hơn. Đây cùng với việc phát hành thêm CP cho Cổ đông còn gọi là hình thức “phát hành giấy”.
NĐT cần lưu ý về bản chất trả cổ tức bất kỳ theo hình thức nào, giá trị cổ phiếu nắm giữ của bạn cũng không thay đổi (trả bằng cổ tức và tiền mặt thì sẽ điều chỉnh giá tương ứng sau khi GDKHQ). Nghĩa là bạn không được hưởng lợi việc trả cổ tức – Giá trị ngắn hạn, mà hưởng lợi từ ảnh hưởng của tin tức đó lên giá cổ phiếu – Giá trị dài hạn. Nên để đầu tư nhận cổ tức hiệu quả, NĐT cần lựa chọn công ty tốt, tăng trưởng theo thời gian, và hướng tới đầu tư dài hạn cổ phiếu đó.
Nguồn: Sp Capital
Discussion about this post