Mẫu hình nến Tweezer Top (Đỉnh nhíp) là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng giá, và mẫu Tweezer Bottom (Đáy nhíp) là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá.
Mẫu hình nến Tweezer Tops và Bottoms (Đỉnh nhíp và Đáy nhíp)
Mẫu hình Tweezer Top (Đỉnh nhíp) là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng giá, và mẫu Tweezer Bottom (Đáy nhíp) là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá.
Mẫu hình Đỉnh nhíp gồm 2 cây nến có mức giá cao nhất bằng nhau, có thể là thân nến, bóng nến hay Doji đều được. Nến đầu tiên là nến tăng giá, nến thứ hai là nến giảm giá.
Mẫu hình Đáy nhíp gồm 2 cây nến có mức giá thấp nhất giống nhau, có thể là thân nến, bóng nến hay Doji đều được. Nến đầu tiên là nến giảm giá, nến tiếp theo là nến tăng giá.
Mẫu giảm giá Tweezer Top xẩy ra trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy đường giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày (đây là dấu hiệu tăng giá). Tuy nhiên ở ngày thứ 2, nhà đầu tư đã thay đổi ý kiến hoàn toàn trái ngược. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi những lợi nhuận do tăng giá của ngày hôm trước.
Ngược lại, mẫu tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá. Khi sự giảm giá tiếp tục đẩy đường giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày (dấu hiệu giảm giá). Tuy nhiên ngày thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra. Xu hướng giảm giá trước đó đã tiếp tục đẩy đường giá xuống ở ngày thứ 1. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán mở cửa ở ngày thứ 2 tại mức giá đóng cửa của ngày thứ 1 và sau đó đường giá được đẩy lên cao tương đương với sự mất mát của ngày hôm trước. Thông thường thì tín hiệu mua sẽ xuất hiện sau khi mẫu Tweezer Bottom đã hoàn thành. Ta cũng nên xem xét thêm những dấu hiệu của các chỉ báo thị trường khác để xác nhận tín hiệu mua trên.
Một số kinh nghiệm giao dịch mẫu hình Nhíp (nến Tweezer) thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam:
Nếu xuất hiện độc lập thì đây là một mẫu hình, tín hiệu trung bình, chỉ thể hiện sự lưỡng lự chứ chưa cho thấy khả năng đảo chiều, nhưng chỉ cần mẫu hình này đồng thời cũng là một mẫu hình nến đôi khác như Harami, Engulfilng, Mây đen che phủ… thì tín hiệu đảo chiều rõ ràng hơn nhiều.
- Nếu cổ phiếu đang giai đoạn sideway lớn, mẫu hình này xuất hiện nhiều cũng không nói lên điều gì.
- Mẫu hình này kết hợp rất tốt với Fibonacci, Trendline.
Discussion about this post