Hãy tưởng tượng khi bạn ném 1 quả bóng tennis lên trong một căn phòng, quả bỏng sẽ có đường xu hướng bị dội xuống khi chạm trần nhà và nảy lên khi rơi chạm sàn. Hỗ trợ và kháng cự cũng giống như trần nhà và sàn nhà, thông thường giá dao động bên trong chúng. Tùy vào sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự giúp bạn xác định xu hướng liệu xu hướng này còn tiếp tục hay sẽ đảo ngược.
Xu hướng hỗ trợ, kháng cự
- Hỗ trợ là một khoảng giá mà ở đó bên mua đủ mạnh để ngưng hoặc làm đảo chiều xu hướng giảm.
- Kháng cự là một khoảng giá mà ở đó bên bán có đủ sức mạnh để làm ngưng hoặc đảo ngược xu hướng tăng.
Ngưỡng giá hình thành kháng cự, hỗ trợ tồn tại càng lâu, tập trung càng nhiều khối lượng giao dịch thì càng mạnh, nhưng không có ngưỡng hỗ trợ, kháng cự nào là vĩnh cửu cả.
Hỗ trợ và kháng cự sinh ra là để phá vỡ. Khi kháng cự bị phá vỡ sẽ chuyển thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại.
Nhìn chung hỗ trợ và kháng cự không phải là công cụ dự đoán chính xác 100% sự biến động của giá trong tương lai, thay vào đó nó là công cụ để cảnh báo các NĐT về 1 số điểm cần xem xét thẩm tra kỹ càng. Bằng cách kết hợp với các chỉ báo khác chúng ta có thể biết được tác động của chúng (nếu có) đối với giá cổ phiếu.
Trên lý thuyết hỗ trợ, kháng cự sẽ là 1 điểm giá nhưng trên thực tế điều nào rất hiếm khi xảy ra, đa phần sẽ là 1 vùng, khoảng giá. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể mang tính động hoặc tĩnh. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tĩnh là những mức giá có tác động lớn tới thị trường và không thay đổi qua thời gian. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động là những ngưỡng có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa là các mức giá hỗ trợ và kháng cự cũng thay đổi theo.
Ví dụ điển hình về xu hướng hỗ trợ, kháng cự ở thị trường chứng khoán Việt Nam
Đường xu hướng (Trendline)
Các đường xu hướng là những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Đường xu hướng nối các mức đáy của giá là đường hỗ trợ và đường xu hướng nối các mức đỉnh của giá là đường kháng cự trên sàn chứng khoán.
Các đường xu hướng có thể được áp dụng vào các biểu đồ để cho thấy giới hạn cao nhất và thấp nhất của giá – và hai đường giới hạn này hình thành nên kênh giá. Thị trường sẽ ổn định tại một kênh giá trong một khoảng thời gian nhất định dù có một vài lúc nó vượt qua ngưỡng trên hoặc dưới, nghĩa là vượt khỏi kênh giá. Nếu giá phá vỡ một kênh giá đã được xác định thì xu hướng giá cả nói chung có thể thay đổi. Kênh giá là công cụ kỹ thuật rõ ràng nhất, khá phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Nếu giá cả chạm một mức nào đó hai lần nhưng vẫn không phá vỡ được nó thì ta có thể xem đó là dấu hiệu hình thành một kênh giá (Chanel line), trong trường hợp này nhà đầu tư có thể quan sát diễn biến của thị trường một cách rõ nét hơn.
Ví dụ điển hình về đường xu hướng, kênh giá ở thị trường chứng khoán Việt Nam
Các đặc điểm và lời khuyên khi sử dụng đường xu hướng:
- Các đường xu hướng đúng (hỗ trợ hoặc kháng cự) được vẽ nên từ hai hay nhiều điểm dao động thấp nhất (đáy) nối với nhau hoặc từ hai hay nhiều điểm cao nhất (đỉnh) nối với nhau. Khi đó, đường này sẽ là đường nối hai hay nhiều vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tĩnh. Đường xu hướng vẽ ra mà nối liền được ba hay nhiều điểm dao động thấp nhất hoặc cao nhất với nhau thì đường đó coi như đã được xác nhận.
- Bạn càng kết nối được nhiều đỉnh hoặc đáy để tạo thành một đường xu hướng thì đường đó càng được củng cố và càng có khả năng tác động mạnh lên thị trường. Mỗi mức đỉnh và mức đáy trên đường xu hướng đều thể hiện một cuộc giằng co giữa nhóm đầu cơ giá lên và nhóm đầu cơ giá xuống. Càng có nhiều mức đáy trên một đường xu hướng giá lên thì càng chứng tỏ có nhiều lần bên mua thắng thế so với bên bán. Đây là lý do giải thích vì sao cần vẽ một đường xu hướng kết nối được càng nhiều mức đáy hoặc mức đỉnh càng tốt. Không cần thiết phải vẽ một được đường xu hướng kết nối giá trị tuyệt đối nhỏ nhất của mức giá hoặc hai mức đáy liên tiếp nhau; bạn cần vẽ một đường liên kết được nhiều mức đáy nhất ngay cả khi nó có thể cắt ngang qua một vài mức giá nào đó.
- Đường hỗ trợ rất có thể sẽ trở thành đường kháng cự sau khi một ngưỡng giá bị phá vỡ (và ngược lại, đường kháng cự có thể trở thành đường hỗ trợ), vì vậy bạn cần phải theo dõi sát và tìm kiếm những sự thay đổi đó.
- Những sự phá vỡ break out ra ngoài kháng cự/hỗ trợ là các dấu hiệu quan trọng để tiến hành các giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bởi giá cũng thường dao động vượt ra khỏi khung chỉ với 1 lượng nhỏ sau đó quay trở lại bên trong khung => Khiến các action mua vào tại thời điểm break bị fail. Đôi khi nguyên nhân của hiện tượng này là do những lệnh dừng mà NĐT đã đặt và những lệnh này tác động đến những vùng giá nằm vào khung (mua vào nếu break đỉnh, bán ra nếu break đáy). Khi những lệnh này kết thúc thì giá sẽ trở lại dao đông trong khung nếu như không có những lý do liên quan đến những yếu tố cơ bản hay có sự xuất hiện KLGD lớn duy trì sự Break đáy.
- Nhìn chung, NĐT không nên đi theo những break out mới xuất hiện mà nên chờ thêm 1 dao động tiếp theo để xác nhận Break out này và xác nhận thêm ở các Indicator khác để có kết quả chính xác hơn cho dù điều này có thể làm chậm lại 1 chút nhưng sẽ tránh được nhiều dấu hiệu sai và tránh được những khoản lỗ.
Nguồn: Sp Capital
Discussion about this post