Ngày 09/08/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Bảo Ngọc đã có công văn gửi UBCK nhà nước và Sở HNX giải trình về Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo hợp nhất bán niên tăng mạnh đạt 30.8 tỷ so với 7.25 tỷ cùng kỳ 2020. Một doanh nghiệp sản xuất truyền thống, trong một lĩnh vực gần như bão hòa, đã làm gì để bứt phá mạnh mẽ như vậy? Spcapital sẽ chia sẻ cùng độc giả trong bài viết này.
Tổng quan doanh nghiệp
Từ một cửa hàng bánh ngọt trên phố Hàng Bông, trải qua hơn 30 năm phát triển, 2018 Bảo Ngọc trở thành công ty đại chúng và chính thức niêm yết trên sàn HNX vào tháng 10/2020.
Theo báo cáo cuối năm 2020, Bánh Bảo Ngọc đứng đầu thị phần và doanh số bánh tươi tại miền Bắc, top 3 cả nước và vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh ASEAN” trong cùng năm.
Ngoài ra, hệ thống phân phối của Bảo Ngọc được xây dựng trải dài từ Bắc chí Nam với hơn 6,000 điểm bán thuộc kênh MT và hơn 30,000 điểm bán thuộc kênh GT. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm của Bảo Ngọc tại các cửa hàng tạp hóa hoặc trên kệ hàng các đại siêu thị như Aeon Mall, VinMart, Bách Hóa Xanh, Circle K,…
Điểm nhấn đầu tư
Bảo Ngọc là một thương hiệu hàng đầu, các sản phẩm của công ty được sự tiếp nhận của đông đảo người tiêu dùng và trở thành món hàng thiết yếu với nhiều gia đình người Việt. Tuy vậy, với tầm nhìn sáng tạo, tiên phong, ban lãnh đạo BNA chưa bao giờ thỏa mãn với những thành công hiện tại. Trong 2020, BNA đã có một bước tiến lớn khi đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mặn đồng thời thực hiện M&A doanh nghiệp chế biến hạt điều Thành Nam.
Tối ưu chi phí
Công ty thực hiện tối giản hóa, chuyên môn hóa các khâu sản xuất, phân phối, thị trường nhằm đạt tối ưu trong phát triển thương hiệu, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng. Cụ thể, Công ty mẹ Bảo Ngọc tập trung phân phối hàng hóa, trong khi công tác sản xuất được đảm nhiệm bởi hai công ty con là: Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm Hồng Hà và Công ty cổ phần đầu tư sản xuất Bảo Ngọc Miền Nam.
Chuỗi phân phối đã hoàn thiện
Hệ thống nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải và hệ thống bán hàng đã được hoàn thiện, chi phí cố định gần như không phát sinh. Mặt khác, thương hiệu Bảo Ngọc đã đủ mạnh và có độ phủ lớn, khách hàng trung thành dễ dàng chấp nhận. Chính vì vậy, cứ có thêm sản phẩm mới, điểm bán mới là doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng mạnh.
Bánh khô, bánh tươi hiện tại là thế mạnh của Bảo Ngọc trong ngành và Công ty đang đẩy mạnh hơn nữa lợi thế này thông qua M&A các thương hiệu cả trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy mạnh doanh số.
Spcapital đánh giá thế mạnh từ thương hiệu và chuỗi phân phối là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ hiệu quả của Bảo Ngọc trong ngành hàng bánh kẹo, thực phẩm tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh tiên phong
Không chỉ gắn với các cửa hàng truyền thống, Bảo Ngọc còn cho ra app điện thoại, cho phép đặt hàng online qua trang chủ, các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee nhằm hướng tới chuyển đổi số cũng như tiếp cận sâu, rộng tới nhiều tệp khách hàng trẻ, giới văn phòng.
Bằng chứng là các chương trình bán quà Tết 2021 đem lại kết quả kinh doanh đột biến trong báo cáo bán niên khi doanh thu đạt 526.5 tỷ so với 123 tỷ 6 tháng đầu 2020. Mức tăng trưởng đạt gần 500% và hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng.
Bên cạnh đó, BNA hiện mở rộng sang các sản phẩm mới như bánh mặn và hạt điều cùng kế hoạch chiến lược 8 năm cho ngành hàng mới này. Công ty đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bánh mặn và thực hiện M&A Công ty hạt điều Thành Nam.
Điểm nhấn công ty hạt điều Thành Nam
Theo nghiên cứu của Spcapital, kim ngạch xuất khẩu hạt điều Viêt Nam là 3.8 tỷ đô, tương đương 100,000 tỷ VNĐ. Thị trường chủ lực là Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Bảo Ngọc chỉ cần đạt mục tiêu 1-2% thị phần này trong vài năm tới là đương nhiên mỗi năm bỏ túi “nghìn tỷ” doanh thu. Riêng nửa đầu 2021, Thành Nam đã mang về cho BNA 143.2 tỷ doanh thu và được coi là một trong những nhân tố X thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của Công ty mẹ trong giai đoạn 2021 – 2025.
Sản phẩm kết hợp bánh hạt điều là tiên phong tại thị trường bánh kẹo Việt Nam và như Nhật Cường đã phân tích bên trên, thương hiệu Bảo Ngọc đang ở vị thế chỉ cần có sản phẩm mới là doanh thu lợi nhuận sẽ tăng trưởng.
Khuyến nghị đầu tư
Tiềm năng tăng trưởng thị trường bánh kẹo ở Việt Nam còn rất lớn. Mức tiêu thụ bánh kẹo trung bình của thế giới là mức 3kg/ người/ năm trong khi con số ở Việt Nam mới là 2kg/ người/ năm. Dân số trẻ và xu hướng chuyển dịch dần sang sử dụng các sản phẩm tươi ngon, tiện dụng, an toàn thực phẩm mà giá cả cạnh tranh sẽ đem đến cơ hội cực lớn cho mô hình kinh doanh hiện tại của Bảo Ngọc.
Kế hoạch mở rộng sản xuất, kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm vẫn còn tiếp tục hứa hẹn tốc độ tăng trưởng trong những năm tới luôn ở mức > 50%.
Doanh nghiệp có truyền thống, thương hiệu, cơ sở vật chất đã hoàn thiện hay nói cách khác những năm tới BNA sẽ đạt điểm rơi doanh thu và lợi nhuận cực tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Cùng với việc tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị, phát triển hệ thống, duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín, minh bạch, những năm tới BNA hứa hẹn sẽ phát triển bền vững và tăng trưởng ổn định, tạo dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp và nâng cao giá trị cổ phiếu BNA.
So sánh các doanh nghiệp cùng ngành
Hiện nay PE trung bình cho ngành bánh kẹo là 22. Cùng Nhật Cường xem qua một số đối thủ cùng ngành của Bảo Ngọc hiện niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp | Thị giá | EPS | PE |
BBC – Bibica (HNX) | 84 | 3,600 | 25 |
HHC – Bánh kẹo Hải Hà (HNX) | 75.5 | 2,300 | 31 |
KDC – Kido (HSX) | 60 | 2,000 | 30 |
HNF – Thực phẩm Hữu Nghị (UpCOM) | 19.3 | 1,200 | 15 |
BNA – Bảo Ngọc (HNX) | 58.9 | 8,000 | 7.4 |
Các đối thủ của Bảo Ngọc hầu hết không tăng trưởng trong khi ba năm gần nhất doanh thu và lợi nhuận của BNA tăng trưởng trung bình trên 100%/ năm. Cả năm 2021, BNA đặt kế hoạch doanh thu 1,007 tỷ tăng 70% yoy, lợi nhuận sau thuế 63.5 tỷ tăng 96%, EPS cả năm dự kiến 8,000đ.
Dễ thấy BNA chỉ đạt mức PE thấp nhất của đối thủ cùng ngành, PE = 15, thì thị giá ba chữ số là quá dễ đạt được. Ngoài ra, nửa sau năm của BNA rất đáng chờ đợi khi điểm rơi lợi nhuận vào các dịp Tết Trung Thu, lễ hội cuối năm.
Thực sự, trên góc độ đầu tư theo giá trị doanh nghiệp, Nhật Cường đánh giá BNA hiện tại quá rẻ và tiềm năng tăng giá cực lớn với mục tiêu 1xx.
Góc nhìn kỹ thuật
Trên đồ thị ngày chúng ta thấy BNA phiên ngày 11/08/2021 có cây nến tăng break bao phủ hết nền tích lũy một tuần trước đó với khối lượng lớn. Nhật Cường cho rằng đây là cây nến đánh dấu việc kết thúc xu hướng điều chỉnh tích lũy 1 tháng qua để BNA bước vào xu hướng tăng mới.
Về biểu đồ giá:
- Dải BBs đã bắt đầu có dấu hiệu mở ra và giá hướng lên phía trên;
- Giá tăng sau khi giao dịch trong ngưỡng của mây Ichi rất dày là hỗ trợ;
- Đường MACD đã cắt đường Signal và 2 đường này đều có hướng lên. MACD cũng đã vượt ngưỡng 0 nên khả năng rung lắc mạnh là thấp.
Trên đồ thị tuần, BNA đang giao dịch trong một kênh giá xu hướng tăng với các đỉnh và đáy cao dần. Các nhịp tăng của BNA trên chart tuần đều có thanh khoản lớn, còn những tuần giảm có thanh khoản đều thấp hơn. Điều này chứng tỏ về dài hạn lực mua vẫn đang chiếm ưu thế hơn với BNA.
Vào tháng 05/2021, BNA cũng có một nhịp giá chạm hỗ trợ mây Ichi dày sau đó break lên, cùng với việc MACD cắt lên đường signal. Và sau những dấu hiệu đó, BNA đã có nhịp tăng hơn 30% trước khi điều chỉnh. Vì vậy hiện tại với mẫu hình tương tự Nhật Cường cũng kì vọng một mức lợi nhuận ~30% với BNA từ ngưỡng giá này tương ứng với mức giá quanh 78. Đây cũng là ngưỡng giá mục tiêu của Fibo mở rộng 1.618%.
Tổng kết lại, từ nội tại doanh nghiệp tới đồ thị giá đều ủng hộ BNA là một doanh nghiệp đầu ngành với giá trị gia tăng qua thời gian là rất ấn tượng, kèm với đó là nội tại hứa hẹn một mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Nhật Cường khuyến nghị Mua BNA với target trung hạn là 78 và dài hạn là 110.
Nguồn: SP Capital
Discussion about this post