Welcome To Sapphire Capital
No Result
View All Result
Sapphire Capital
  • Sapphire Capital
    • Ý nghĩa thương hiệu
    • Những câu hỏi thường gặp về Sapphire Capital
    • Biểu đồ SP Point
    • Công cụ tính toán dòng tiền
    • Privacy Policy
    • Tuyển dụng
  • Khách hàng cá nhân
    • Mở tài khoản chứng khoán online
    • Khóa học đầu tư cổ phiếu
  • Khách hàng doanh nghiệp
    • Tư vấn mua bán sáp nhập M&A
    • Tư vấn cổ phần hóa
    • Tư vấn niêm yết lên sàn
    • Tư vấn phát hành cổ phiếu huy động vốn
    • Tư vấn phát hành trái phiếu
    • Tư vấn lưu ký cổ phiếu
    • Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
    • Tư vấn phát hành chứng khoán
    • Tư vấn quản trị doanh nghiệp
  • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức cho người mới
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Bài học đầu tư
  • Tin tức
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Kinh tế – Xã Hội
    • Thế giới
    • Định giá cổ phiếu
  • Liên hệ
  • Sapphire Capital
    • Ý nghĩa thương hiệu
    • Những câu hỏi thường gặp về Sapphire Capital
    • Biểu đồ SP Point
    • Công cụ tính toán dòng tiền
    • Privacy Policy
    • Tuyển dụng
  • Khách hàng cá nhân
    • Mở tài khoản chứng khoán online
    • Khóa học đầu tư cổ phiếu
  • Khách hàng doanh nghiệp
    • Tư vấn mua bán sáp nhập M&A
    • Tư vấn cổ phần hóa
    • Tư vấn niêm yết lên sàn
    • Tư vấn phát hành cổ phiếu huy động vốn
    • Tư vấn phát hành trái phiếu
    • Tư vấn lưu ký cổ phiếu
    • Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
    • Tư vấn phát hành chứng khoán
    • Tư vấn quản trị doanh nghiệp
  • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức cho người mới
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Bài học đầu tư
  • Tin tức
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Kinh tế – Xã Hội
    • Thế giới
    • Định giá cổ phiếu
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Sapphire Capital
Home Kinh tế - Xã Hội

Tổng hợp 4 nội dung lớn được thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV

10/03/2022
in Kinh tế - Xã Hội, Thị trường, Tin tức
0
295
SHARES
14.6k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Nội dung chính

  1. Nội dung chính của kỳ họp Quốc hội bất thường lần này
    1. Chương trình hỗ trợ 240 nghìn tỷ đồng
    2. Hoàn thành ‘huyết mạch’ để đẩy mạnh phát triển
    3. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, khơi thông và phát huy nguồn lực
    4. Để TP. Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững

Sáng ngày 4/1, ngay sau khi kết thúc khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ nhất Quốc hội khóa XV đã xem xét, thảo luận về 4 nội dung lớn. Đây là kỳ họp bất thường đầu tiên, chưa có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội.

Nội dung chính của kỳ họp Quốc hội bất thường lần này

Tại kỳ họp này, Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).

Với tính chất “bất thường” nên các nội dung được đưa ra bàn thảo, xem xét tại Kỳ họp đều rất cần thiết và cấp bách để đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Dự kiến tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. (Nguồn: TTXVN)

Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo các cơ quan hữu quan đã trình bày 4 Tờ trình dự thảo và 4 Báo cáo thẩm tra về các nội dung trên. Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua:

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công
  • Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
  • Luật Đầu tư
  • Luật Đấu thầu
  • Luật Điện lực
  • Luật Doanh nghiệp
  • Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự
  • Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ
  • Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
  • Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Chương trình hỗ trợ 240 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. (Nguồn: VGP)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. (Nguồn: VGP)

Đối với năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình phục hồi và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình, cụ thể như tăng bội chi ngân sách nhà nước để có nguồn thực hiện Chương trình với tổng số tiền là 240 nghìn tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023, trong đó năm 2022 khoảng 102,8 nghìn tỷ đồng, tăng tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước lên 5,08% GDP (tăng thêm khoảng 1,1% GDP so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Quốc hội thông qua).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết trên nêu rõ, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với các quan điểm nêu tại Tờ trình.

Ngoài ra, đề nghị xác định rõ và bổ sung quan điểm: việc nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để chi đầu tư phát triển; nguồn lực đưa ra phải hấp thụ được ngay trong 2 năm triển khai Chương trình (2022-2023)…

Hoàn thành ‘huyết mạch’ để đẩy mạnh phát triển

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải nêu sự cần thiết của đầu tư dự án này do Hành lang vận tải trên trục Bắc-Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, có thể nói đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. (Nguồn: VGP)
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. (Nguồn: VGP)

Với vai trò là trục huyết mạch, cần sớm hoàn thành để tạo động lực, sức lan tỏa phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 11-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội đã đề ra mục tiêu “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông”. Trên hành lang vận tải này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063 km, đã đưa vào khai thác 478km, đang đầu tư 829km, còn lại 756km chưa đầu tư.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhận thấy thị trường vốn còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa thông qua thị trường vốn để huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng mà chủ yếu là huy động vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, cùng với những bất cập nêu trên vẫn chưa được khắc phục thì khả năng các ngân hàng thương mại cho các nhà đầu tư vay vốn để thực hiện Dự án theo phương thức PPP là rất thấp.

Do đó, việc Chính phủ đề xuất đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông là có cơ sở.

Tuy nhiên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, phân bổ vốn cho nhiều dự án giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có dự án. Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch.

Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế hiện nay đối với loại hình đầu tư theo phương thức PPP để tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông khác theo phương thức đầu tư này, bảo đảm thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội về việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng.

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, khơi thông và phát huy nguồn lực

Cũng trong sáng 4/1, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật. (Nguồn: VGP)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật. (Nguồn: VGP)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này cho biết, đa số ý kiến các Ủy ban đánh giá hồ sơ dự án Luật đã được khẩn trương hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu về việc ban hành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đã tiếp thu nhiều ý kiến, báo cáo bổ sung thông tin, giải trình nhiều nội dung theo yêu cầu tại Thông báo 528, Thông báo 558 của Tổng Thư ký Quốc hội và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do những chính sách quy định tại dự thảo Luật có tác động lớn đến cả lĩnh vực kinh tế và xã hội, vì vậy, để Quốc hội có đầy đủ căn cứ xem xét, quyết định, đề nghị báo cáo bổ sung ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của một số chính sách, ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp; dự tính tác động tới thu ngân sách nhà nước, quyền lợi của nhà đầu tư và của người dân; dự kiến các tình huống, sự cố có thể xảy ra và biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành có liên quan tới nội dung quy định chi tiết tại văn bản dưới luật, đề nghị báo cáo rõ về thời điểm có hiệu lực để bảo đảm tính khả thi. Đối với nội dung của dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết, đề nghị bổ sung quy định đầy đủ, chặt chẽ, cụ thể hơn tại dự thảo Nghị định kèm theo.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị rà soát Báo cáo đánh giá tác động một số chính sách có nội dung chưa thống nhất với dự thảo Luật.

Để TP. Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững

Cuối buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ là cần thiết đây là đô thị loại I trực thuộc Trung ương có vị trí trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Với vị trí là giao điểm của hai trục kinh tế-đô thị năng động nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Trục hành lang TP. Hồ Chí Minh-TP. Cần Thơ và Trục sông Hậu (An Giang-Cần Thơ-Sóc Trăng), TP. Cần Thơ đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và là địa bàn trọng yếu chiến lược về quốc phòng-an ninh của Vùng.

Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2030 là “thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ. (Nguồn: VGP)
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ. (Nguồn: VGP)

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng báo cáo đánh giá tác động cần đầy đủ, chi tiết hơn. Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, các nội dung trong dự thảo Nghị quyết đã cơ bản bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 59, bảo đảm tính tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước; đặc biệt, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã có những chính sách đặc thù khác với nhiều địa phương khác; tương thích với đặc điểm riêng, tạo cơ sở phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế, lợi thế con người. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết trên cho rằng, hồ sơ dự thảo Nghị quyết cơ bản đã bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự tại một kỳ họp.

Tuy nhiên, để bảo đảm phát triển bền vững, cần khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên nguyên tắc bảo vệ môi trường sinh thái; đề cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước; thu hút thực chất và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế đặc thù…

Theo chương trình, chiều 4/1, đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn: Baoquocte

Tags: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn ThểBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí DũngBộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành LongChủ Nhiệm Ủy ban Tài chínhHọp Quốc Hội Bất ThườngKinh tế vĩ môKinh tế việt namNgân sách của Quốc hội Nguyễn Phú CườngTin tứcTin tức thị trường
ShareTweetSend

Related Posts

Sự phục hồi tăng trưởng và tiểm ẩn nguy cơ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022

Sự phục hồi tăng trưởng và tiểm ẩn nguy cơ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022

Thương chiến Mỹ - Trung: Chiến lược thương mại dưới thời Biden

Thương chiến Mỹ – Trung: Chiến lược thương mại dưới thời Biden

loc-hoa-dau-binh-son-bsr-dat-doanh-thu-37-ty-usd-trong-6-thang-dau-nam

Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt doanh thu 3,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Giá vàng đã giảm xuống mức đáy thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây

Giá vàng đã giảm xuống mức đáy thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây

Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), doanh nghiệp và người dân sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), doanh nghiệp và người dân sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tụt điểm sau khi dữ liệu CPI tháng 6 được công bố

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tụt điểm sau khi dữ liệu CPI tháng 6 được công bố

Discussion about this post

Tổng quan thị trường

Facebook

Tag

  • Bài học đầu tư
  • Doanh nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Kiến thức tài chính
  • Kinh tế – Xã Hội
  • Phân tích cơ bản
  • Phân tích kỹ thuật
  • Thế giới
  • Thị trường
  • Tin tức
  • Tuyển dụng

Đối tác của chúng tôi

logo-aat-min
logo-acb-min
logo-bidv-min
logo-bmp-min
logo-bna-min
logo-ckg-min
logo-damsan1-min
logo-fpt-min
logo-gas-min
logo-gmd-min
logo-hpg-min
logo-hsc-min
logo-kdh-min
logo-mbb-min
logo-msn-min
logo-mst1-min
logo-mwg-min
logo-pas-min
logo-pgn-min
logo-pnj-min
logo-ree-min
logo-ssi-min
logo-tech-min
logo-vc2-min
logo-vhc-min
logo-vhm-min
logo-vic-min
logo-vnm-min
logo-vpg-min

Tập Đoàn Đầu Tư Sapphire Capital

là một tổ chức Tài chính uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý, đầu tư tài chính tối ưu cho cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

✎ Số ĐKKD: 0109684132

✓  Biệt thự NT8 – 209, Đại lộ Ngọc Trai, Vinhome Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội

☎ (+84) 985 000 888

☎ (+84 24) 73 086 888

✉ Support@spcapital.vn

Dịch vụ

➤ Khách hàng cá nhân

➤ Khách hàng doanh nghiệp

Giới thiệu

➤ FQA

➤ Liên hệ

➤ Ý nghĩa thương hiệu

Ⓒ 2021 – All Rights Are Reserved Of Sapphire Capital

Chịu trách nhiệm nội dung: Sapphire Capital © 2021 Tập đoàn đầu tư Sapphire Capital

Đ/c: Biệt thự NT8 – 209, Đại lộ Ngọc Trai, Vinhome Ocean Park – SĐT 02473.086.888 – MST 0109684132

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Sapphire Capital
    • Ý nghĩa thương hiệu
    • Những câu hỏi thường gặp về Sapphire Capital
    • Biểu đồ SP Point
    • Công cụ tính toán dòng tiền
    • Privacy Policy
    • Tuyển dụng
  • Khách hàng cá nhân
    • Mở tài khoản chứng khoán online
    • Khóa học đầu tư cổ phiếu
  • Khách hàng doanh nghiệp
    • Tư vấn mua bán sáp nhập M&A
    • Tư vấn cổ phần hóa
    • Tư vấn niêm yết lên sàn
    • Tư vấn phát hành cổ phiếu huy động vốn
    • Tư vấn phát hành trái phiếu
    • Tư vấn lưu ký cổ phiếu
    • Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
    • Tư vấn phát hành chứng khoán
    • Tư vấn quản trị doanh nghiệp
  • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức cho người mới
    • Phân tích cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Bài học đầu tư
  • Tin tức
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Kinh tế – Xã Hội
    • Thế giới
    • Định giá cổ phiếu
  • Liên hệ

© 2015 SP Capital- All Rights Are Reserved Of Sapphire Capital.